Thang máy là thiết bị thường xuyên được sử dụng, vì vậy thang máy gia đình cần trải qua quá trình kiểm định nghiệm ngặt để đảm bảo quá trình hoạt động được ổn định, an toàn. Vậy vì sao cần kiểm định thang máy gia đình? Không kiểm định thang máy có sao không? Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, mời các bạn theo dõi!
Vì sao cần phải kiểm định thang máy gia đình?
Thang máy là một thiết bị chuyên chở người, hàng hóa lên trên cao và nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người. Mọi sai sót trong quá trình lắp đặt hoặc là vận hành đều có thể là nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm. Vậy nên thang máy cần được kiểm định sau khi đã lắp đặt cũng như kiểm định thang máy gia đình định kỳ để chắc chắn rằng thang máy vẫn trong quá trình hoạt động tốt nhất và đảm bảo các tiêu chí an toàn cho người sử dụng.
Ngoài việc kiểm định thang máy là quy trình bắt buộc, được quy định bằng các văn bản pháp luật của nhà nước. Nếu như vi phạm (không thực hiện) cá nhân có thể sẽ bị phạt từ 1 đến 5 triệu động, nếu tiếp tục vi phạm mức phạt này có thể lên đến là 50 – 70 triệu đồng.
Những cơ quan được phép kiểm định thang máy
Cơ quan chuyên phụ trách cũng như có thẩm quyền trong việc kiểm định thang máy gia đình nói riêng và thang máy nói chung, đó là các cơ quan:
- Cơ quan được cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy bởi cơ quan nhà nước.
- Cơ quan được cấp giấy phép kiểm định bởi Cục An Toàn Lao Động, Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội.
Những cơ quan có đủ điều kiện để thực hiện việc kiểm định an toàn của thang máy là: Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn quân đội trực thuộc BQP, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kiểm định kỹ thuật an toàn Việt Nam, Trung tâm Kiểm định và huấn luyện KTATLĐ thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm kiểm định KTAT khu vực I/II/III,…
Các bước để kiểm định thang máy gia đình
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Những hồ sơ cần được kiểm định viên xem xét đó là:
- Hồ sơ sản xuất thang máy, các bản vẽ cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
- Hồ sơ lắp đặt và hoàn thiện.
- Bản sao biên bản và phiếu kiểm tra của lần kiểm tra trước.
- Những hồ sơ về việc thay thế và sửa chứa, nhật ký vận hành, quá trình bảo trì.
- Hướng dẫn vận hành và khắc phục sự cố
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Xem xét tính đồng độ và đầy đủ những chi tiết, bộ với hồ sơ sản xuất.
- Kiểm tra các chi tiết và bộ phận của cabin để tìm các sai sót và biến dạng (chẳng hạn như giếng, hố, cửa ròng rọc, dây cáp, đối trọng,…).
- Kiểm tra hệ thống thủy lực (đối với thang máy thủy lực)
- Tính toán điện trở tiếp đất
Bước 3: Thử nghiệm
Qúa trình thủ nghiệm chỉ cần thực khi những bước kiểm tra trên đã có kết quả đạt yêu cầu.
- Thử không tải: Kiểm tra hoạt động của các bộ phận an toàn cơ học bằng cách vận hành thang máy ở chế độ không tải.
- Thử nghiệm với các chế độ tải từ 100% đến 125% tải định mức.
Sau khi kiểm tra, hãy đánh giá mức độ hoạt động của các cơ chế bảo hiểm và an toàn của thang máy.
Bước 4: Phân tích kết quả kiểm định thang máy
- Lập biên bản kiểm định thang máy theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Ghi chép những góp ý, chỉnh sửa (nếu có)
- Nếu quá trình kiểm định đảm bảo yêu cầu sẽ được đóng dấu kiểm định, thông qua biên bản kiểm định và công bố kết quả kiểm định.
Các điều cần lưu ý khi kiểm định thang máy gia đình
Ngoài những vấn đề nói ở trên thì bạn cũng cần lưu ý đến 2 điểm quan trọng như sau:
- Chọn đơn vị cung cấp thang máy uy tín: Để quá trình kiểm định trở nên đơn giản và thuận tiện, nhà cung cấp thang máy đáng tin cậy sẽ mang đến những sản phẩm thang máy chất lượng cao, có đầy đủ giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. Yên tâm khi sử dụng. Bên cạnh đó, một số đơn vị kiểm định và nhà cung cấp thang máy thông đồng vì lợi ích chung dẫn đến việc kiểm định thang máy không đúng tiêu chuẩn, không chính xác hoặc sai sót gây thiệt hại cho người sử dụng thang máy.
- Kiểm định đúng thời hạn: Việc xác minh nên được thực hiện càng sớm càng tốt vì an toàn của người dùng. Để giữ cho thang máy gia đình của gia chủ trong tình trạng hoạt động tốt nhất có thể, chủ nhà nên tuân thủ khoảng thời gian kiểm tra được đề xuất. Việc kiểm tra kịp thời có thể giúp ngăn ngừa những sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình sử dụng thang.
Kết luận
Trên đây là các lưu ý về vấn đề kiểm định thang máy gia đình mà khách hàng cần để ý. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp cho gia chủ năm được các tiêu chi quan trọng trong việc kiểm định thang máy, từ đấy chọn ra được đơn vị chất lượng để kiểm định thang máy cho gia đình. Nếu như cần hỗ trợ bạn có thể liên hệ với công ty Thang Máy ABC chúng tôi để được nhận hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất nhé!
Xem thêm: