Không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự vận hành chính xác của thang máy, việc kiểm tra hố thang máy gia còn ảnh hưởng lớn tới chi phí cũng như xây dựng toàn bộ công trình nhà ở. Vì vậy để tránh xảy ra sai sót không đáng có, việc kiểm tra vị trí này là điều nên làm trước khi tiến hành lắp đặt thang máy. Sau đây cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết 4 bước kiểm tra hố thang máy trong bài viết sau đây nhé.
Các bước để kiểm tra hố thang máy gia đình
Kiểm tra hố thang máy gia đình sẽ bao gồm 4 bước cơ bản như sau:
Kiểm tra hố pit
Điều đầu tiên cần làm là kiểm tra phần hố pit thang máy, đây là phần đáy nằm dưới cùng của hệ thống giếng thang. Một hố pit có thể đảm bảo được những tiêu chuẩn sẽ cần phải bảo đảm những tiêu chí như sau:
- Độ sâu hố pit: Đối với mỗi loại thang máy, tốc độ đều sẽ có các yêu cầu riêng về độ sâu hố pit. Thông thường độ nông sâu tối thiểu của thang máy sẽ là 550m
- Kích thước hố pit: Thông thường sẽ bằng với kích thước của hố thang máy.
- Chống thấm: Hố pit sẽ luôn cần phải đảm bảo sự khô ráo thoáng máy. Vì vậy khi kiểm tra, mà thấy hố pit có dấu hiệu thấm nước. Bạn cần phải báo cho đơn vị thi công để có thể sớm kiểm tra và khắc phục.
- Vệ sinh hố pit: Để có thể đảm bảo được về độ chống thấm hố pit cũng cần phải được vệ sinh và làm sạch gọn gàng.
Cần kiểm tra hệ thống dầm kỹ thuật dọc hố thang
Để có thể đảm bảo duy trì được sự ổn định của dàn rail dẫn hướng cabin và rail dẫn hướng đối trọng thang máy. Quy định để kiểm tra sẽ được yêu cầu rằng cứ tầm khoảng 1500 – 2000mm sẽ cần phải có điểm bắt đầu cố định rail vào với hố thang máy. Đồng thời tại vị trí này cần phải làm dầm bê tông hoặc là dầm thép, như thế mới đảm bảo được tính cố định và an toàn của cả hệ thống.
Cũng bởi vậy khi kiểm tra bạn cần phải tiến hành kiểm định dọc hố thang máy từ tầng thấp cho tới tầng trên cùng. Đánh giá xem có đầy đủ hệ thống dầm kỹ thuật theo yêu cầu hay chưa. Thông thường ở vị trí này sẽ là dầm bê tông nằm ngay với sàn của mỗi tầng khóa 4 mặt của hố thang. Và là dầm giữa mỗi tầng khóa 3 mặt của hố thang (trừ mặt cửa hố thang).
Đối với các công trình nhà ở là các tòa nhà cao tầng, hố thang máy sẽ được thi công bằng phương pháp đúc bê tông toàn bộ. Nếu ở trường hợp này thì có thể bỏ qua bước kiểm tra này.
Kiểm tra sàn phòng máy và phòng máy
Đối với bước kiểm tra này sẽ chỉ thực hiện đối với các dòng thang máy có phòng máy còn đối với thang không phòng máy sẽ có thể bỏ qua được bước kiểm tra này.
Những hạng mục cần được xem xét và kiểm tra cụ thể như sau:
- Số lượng kích thước của những vị trí lỗi kỹ thuật của phòng máy
- Kết cấu chịu lực của hệ thống thang máy, bình thường thang máy sẽ không được thiết kế để chịu lực vào sàn phòng máy. Hệ thống này sẽ có mặt ở hệ dầm bao quanh hố thang máy tại vị trí sàn. Với hố thang máy chất liệu cột bê tông tường gạch thì trước khi tiến hành đổ bê tông sàn phòng máy, cần phải đặc biệt chú ý ghép dầm bê tông. Bởi bộ phận dần chịu lực đóng vai trò chính và đặc biệt quan trọng.
- Móc palang được bố trí ở phía trên của nóc phóng máy nó đóng vai trò sử dụng cho quá trình lắp đặt và bảo trì thang sau này. Móc cần phải được đặt ở trên lớp thép phía trên nóc phòng máy.
- Vị trí tủ điện.
- Vị trí nguồn điện chờ cho quá trình vận hàng thang.
- Cửa ra vào.
- Lỗ thông gió phòng máy
- Chiều cao phòng máy
- Vệ sinh phòng máy
Kiểm tra độ vặn, độ nghiêng của giếng thang
Bước cuối cùng trong việc kiểm tra hố thang máy gia đình chính là độ nghiêm và độ vặn của giếng thang máy. Nếu như chỉ đo kích thước của hố thang máy tại vị trí mỗi tầng, bạn sẽ rất khó xác định được hố thang có đang bị nghiêng hay không, hay hố thang có bị vặn không? Bởi đây là một lỗi thang máy cực kỳ phổ biến và thường xuyên gặp phải khi lắp đặt thang.
Vì vậy cần phải có biện pháp kiểm tra sao cho chính xác nhất có thể, bạn có thể áp dụng những biện pháp dùng dây dọi dọc hố để kiểm tra. Nhưng cần phải lưu ý rằng biện pháp này chỉ áp dụng đối với nhà ở từ 10 tầng trở xuống.
Các lợi ích của việc kiểm tra hố thang máy
Khi kiểm tra hố thang máy sẽ mang tới cho bạn rất nhiều lợi ích, nó giúp bạn có thể tìm ra được các lỗi trong quá trình đang thi công. Để sau khi thi công xong sẽ không cần phải lo về các lỗi có thể phát sinh ra từ lỗi thi công trước đó. Bởi vậy khi thi công lắp đặt thang máy đây là một bước cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải lưu ý để tránh những sự cố gắng đáng tiếc.
Kết luận
Bài viết trên đây Thang Máy ABC đã tổng hợp lại 4 bước kiểm tra hố thang máy gia đình. Hy vọng với bài viết trên đã mang tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích và nếu bạn đang cần được lắp đặt thang máy hay bảo trì thang máy có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và được nhận những ưu đãi hấp dẫn nhé.
Xem thêm: Thang máy tải hàng 2500kg cho khu công nghiệp, nhà máy