Bên cạnh việc lựa chọn được loại thang máy phù hợp, một trong các vấn đề mà được nhiều người quan tâm khi lắp đặt thang máy trong nhà chính là các vấn đề về chi phí phát sinh. Không chỉ bỏ ra một khoản tiền để chi trả cho việc mua sắm thang máy, mà gia chủ còn cần bỏ ra một khoản khác để dành cho các chi phí lắp đặt thang máy gia đình. Vậy đó là các loại chi phí nào? Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp những khoản chi phí mà cần phải chi trả khi sử dụng thang máy gia đình của mình.
Những chi phí lắp đặt thang máy gia đình mà bạn cần biết
Sẽ có 4 chi phí lắp đặt thang máy gia đình mà nhất định gia chủ cần phải biết. Cụ thể:
Chi phí điện năng tiêu thụ hàng tháng của thang máy
Với mỗi tải trọng thang máy, lượng tiêu thụ nguồn điện mỗi tháng sẽ là tùy mức khác nhau, điều đó cũng tương đương với mức chi tiêu tiền điện khác nhau. Cụ thể:
- Thang máy tải trọng 350kg: Đối với thang máy có phòng máy mức tiêu thụ điện năng sẽ là 3,7kW còn đối với thang không phòng máy công suất tiêu thụ sẽ là 2,2kW.
- Thang máy tải trọng 450kg: Với thang máy có động cơ hộp số mức điện tiêu thụ là 5,5kW, và thang máy không hộp số sẽ là 3kW.
- Thang máy 750kg: Mức tiêu thụ điện năng có hộp số và không hộp số lần lượt là 7,5kW và 4,3kW.
- Thang máy 1000kg: Công suất động cơ tiêu thụ sẽ là 10kW.
Ngoài ra tiền điện tăng hay giảm sẽ còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác:
- Số tầng: Đối với nhà càng cao thang máy sẽ cần phải di chuyển lên xuống nhiều, điều này cũng đồng nghĩa với việc lượng điện tiêu thụ cũng sẽ tăng theo.
- Số lần dùng: Nếu gia đình sử dụng thang máy càng nhiều, lượng điện tiêu hao sẽ càng lớn. Điều đó cũng tỉ lệ thuận với chi phí tiền điện phải chi trả lớn.
- Xuất xứ thang máy: Đối với mỗi thương hiệu thang máy sẽ có mức tiêu thụ điện riêng. Ví dụ như thang máy nhập khẩu sẽ có mức tiêu thụ điện năng nhỏ hơn thang máy liên doanh.
Phí bảo dưỡng, bảo dưỡng thang máy định kỳ
Việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy định kỳ là điều cần thiết đối với bất kỳ loại thang máy nào, chứ không riêng gì thang máy gia đình. Việc này sẽ giúp đảm bảo được an toàn tuyệt đối cho người dùng cũng như sự vận hành trơn tru cho thang máy. Điều này cũng phòng ngừa phát hiện sớm được các vấn đề hỏng hóc của thang máy. Cũng như tránh được các tình trạng xấu không may mắn có thể xảy ra khi vận hành thang.
Một vài yếu tố làm ảnh hưởng tới chi phí bảo hành, bảo trì thang máy bao gồm:
- Vị trí của thang máy: Các thang máy được lắp đặt tại vị trí ngoài trời thường sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh, thời tiết. Vì vậy mà nó sẽ thường xuyên bị tình trạng oxy hóa hơn so với thang máy trong nhà. Thêm vào đấy thang máy ngoài trời cũng sẽ khó khăn hơn trong việc vệ sinh bởi thế mà chi phí bảo dưỡng sẽ có phần cao hơn thang trong nhà.
- Số tầng: Đối với khoản phí này sẽ còn tùy theo vào số tầng của thang máy.
- Loại thang máy dùng: Từng loại thang máy sẽ có những chi phí bảo trì, bảo dưỡng riêng biệt.
Chi phí thay thế linh kiện – Chi phí lắp đặt thang máy
Các chi phí lắp đặt thang máy sau này sẽ khó tránh được các chi phí phải thay thế linh kiện bị hỏng hóc sau thời gian sử dụng thang máy. Bởi vậy đây mà khoản chi phí mà gia chủ cần phải dụ trù để chi trả cho sau này. Đối với từng loại thang máy sẽ có mức chi phí riêng cho các linh kiện thay thế. Sở dĩ mà nó có sự chênh lệch này bởi quá trình sản xuất của từng loại là khác nhau. Vì vậy mà tùy theo các thiết bị, linh kiện của thang máy cần phải sửa chữa, thay thế.
Ví dụ đối với dòng thang máy nhập khẩu, đây là dòng thang sản xuất với công nghệ và dây chuyền khép kín. Bởi vậy các linh kiện thay thế thường khó tìm, vì vậy sẽ khiến cho giá của các linh kiện này có phần cao. Ngược lại thang máy liên doanh đây là thang máy có một vài thiết bị được gia công trong nước và một số đến từ các hãng sản xuất từ nước ngoài cung cấp. Vì thế mà việc bảo trì cũng khá phức tạp khi có trường hợp linh kiện cần thay thế có khi đã ngừng sản xuất.
Chi phí lắp đặt thang máy – Khoản phí kiểm định vận hành
Chi phí lắp đặt thang máy cuối cùng có thể phát sinh đó là chi phí kiểm định vận hành. Đây được coi là quy trình bắt buộc đối với bất kỳ dòng thang máy nào. Đây là việc nhằm mục đích mang tới sự yên tâm khi sử dụng thang máy trong quá trình vận hành. Thơi gian kiểm định thang máy trong khoảng 20 nằm đầu sẽ là 3 năm/ lần. Sau đó trở đi quá trình này sẽ là 1 năm 1 lần.
Kết luận
Như vậy bài viết trên Thang Máy ABC đã chia sẻ chi tiết đến bạn các khoản chi phí lắp đặt thang máy có thể phát sinh sau khi hoàn thành việc lắp đặt thang máy. Hy vọng với bài viết trên đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt thang máy có thể liên hệ ngay với công ty Thang Máy ABC để được tư vẫn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Xem thêm: Giá thang máy tải hàng ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?